UỐNG THUỐC KHÁNG SINH GÌ ĐỂ HẾT MỤN?

Hiện nay, có nhiều bạn đã và đang sử dụng các trị mụn dựa vào một số loại thuốc kháng sinh. Phương pháp điều trị này có đem lại hiệu quả, mức độ an toàn và cách sử dụng như thế nào?
Thuốc bôi tại chỗ
Clindamyncin: Dung dịch 1% có hiệu quả nhất trong việc làm giảm vi khuẩn Propionibacterium acnes (thường gặp ở vùng da nhờn), có tác dụng tốt đối với mụn mủ, sẩn mủ, nhưng đối với nang mụn và nhân mụn thì thuốc ít có hiệu quả.
Erythromycin: Dung dịch 4% có tác dụng giống Clindamyncin. Sau khi dùng khoảng 12 tuần, khoảng 2/3 bệnh nhân có kết quả tốt.
Lưu huỳnh: Là loại thuốc cổ điển, nhưng vẫn còn được một số người dùng vì giá rẻ. Thuốc có tác dụng sát trùng, giảm nhờn, thường được pha trong cồn và long não, hoặc pha dưới dạng kem với resorcine có tác dụng tiêu mụn nhẹ.
Benzoyl peroxyde: Đầu tiên bôi loại nồng độ 5, sau đó tăng lên loại 10 nếu da không bị kích ứng. Nên sử dụng công thức có chất nền là nước (water-based formulation) vì ít gây kích ứng da hơn loại có cồn. Loại nồng độ 2,5 dành riêng cho bệnh nhân có làn da nhạy cảm. Benzoyl peroxyde có tác dụng chống vi khuẩn gây mụn, làm giảm axít béo tự do trong nang tuyến bã, làm tiêu nhân mụn. Thuốc này thường gây kích thích da, lột da. Cần tránh nắng trong thời gian dùng thuốc vì ánh nắng làm da cháy đỏ, đen sạm đi.
Kháng sinh gây nguy hiểm nếu điều trị không đúng cách
Tretinoin: Đây là loại thuốc bôi có hiệu quả trên nhân mụn, làm trồi nhân mụn ra ngoài. Thuốc ít có hiệu quả với mụn mủ và mụn nang. Tretinoin thường gây kích thích da mạnh, gây đỏ da lúc mới bắt đầu điều trị. Khi chưa quen, có thể bôi mỗi ngày 1 lần hoặc 2 ngày 1 lần cho đến khi quen với thuốc. Ban đầu, để thuốc trên da khoảng 30 phút rồi rửa sạch, sau đó thời gian để thuốc tăng dần. Thông thường nên dùng loại nồng độ 0,05. Phải dùng trong 6-12 tuần mới có kết quả tốt. Có thể phối hợp với kháng sinh tại chỗ (ví dụ Efasol, Hiteen, Erylik) làm tăng tác dụng diệt vi trùng gây mụn.
Adapalene: Có tác dụng giống Tretinoin nhưng ít gây kích ứng.
Axít Acelaic (Azelin): Có tác dụng diệt vi khuẩn gây mụn, tiêu mụn, hiệu quả đối với tất cả các loại mụn, ít tác dụng phụ.
Điều trị toàn thân

Kháng sinh
– Tetracyclin: Tác dụng giảm vi khuẩn gây mụn, giảm sự tập trung của axít béo tự do trong nang tuyến bã. Tuy vậy, có một số tác dụng phụ như phát triển nấm ở vùng kín, làm da nhạy cảm với ánh nắng…
– Minocyclin: Là loại kháng sinh rất tốt. Hấp thụ tốt hơn Tetracyclin, ít chịu tác động của thức ăn và sữa. Nhưng nó làm tăng sắc tố da, da mặt có thể sạm đi tạm thời trong thời gian dùng thuốc.
– Clindamycin: Loại kháng sinh tốt trong điều trị mụn, tuy nhiên có thể gây viêm đại tràng giả mạc.
– Erythromycin: Có thể dùng thay thế đối với những người không dùng được Tetracyclin. Tác dụng phụ là gây khó chịu dạ dày, buồn nôn. Tuyệt đối không dùng Erythromycin estolat để điều trị mụn vì thuốc gây vàng da, tắc mật.
– Sulfonamid: Thường hay dùng phối hợp giữa Trimethoprim và Sulfamethosazol (Bactrim, Cotrim v.v…). Tuy nhiên thuốc này ít được dùng vì dễ gây dị ứng.
Corticosteroid: Cũng có hiệu quả chống viêm trong trường hợp bị mụn nặng, khó chữa. Tuy vậy, vì có một số tác dụng phụ nên nó cũng không được dùng rộng rãi trong trị mụn.
Isotretinoin: Có tác dụng làm giảm tuyến bã, được dùng trong các trường hợp bị mụn nặng, chống chỉ định với những người suy gan, suy thận, dư vitamin A, dư lipid máu. Thuốc có một số phản ứng phụ, đặc biệt gây dị dạng thai nhi, vì vậy những người muốn có thai nên ngừng dùng thuốc 3 tháng trước đó.
Chữa trị mụn bọc, mụn mủ và nhọt bằng kháng sinh ít nhiều cũng mang lại hiệu quả khả quan. Tuy nhiên, các bạn không nên tự ý dùng các loại thuốc kháng sinh để điều trị mụn vì có thể gây nguy hiểm và hại cho da. Chính vì thế, để giải quyết dứt điểm những đám mụn đáng ghét, người bệnh nên đến trực tiếp Tiệp Nguyễn Luxury Spa để được các chuyên viên tư vấn và đưa ra phương pháp chữa trị sử dụng máy công nghệ cao
Lưu ý: Kết quả có thể phụ thuộc vào cơ địa mỗi người

 

Leave Comments

0914885587
0914885587